Kinh doanh nhỏ hay khởi nghiệp lớn mới có thể đem lại lợi nhuận cao?

Dù kinh doanh nhỏ không “oai” như khởi nghiệp tự thân, nhưng không có nghĩa bạn không thể có được những thành công lớn nếu chọn mô hình kinh doanh

Nhiều người cho rằng đã mang danh startup thì phải tốn rất nhiều tiền mới có thể thu lại được lợi nhuận, còn kinh doanh nhỏ lẻ thì là miếng bánh dễ xơi nhưng khó có thể kiếm được nhiều tiền. Có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại đấy.

 

Nên lựa chọn kinh doanh nhỏ hay khởi nghiệp?

Cùng đều xuất phát từ mong muốn thoát khỏi cảnh làm công ăn lương cũng như kiếm được nhiều tiền hơn để phục vụ cho bản thân và gia đình, vậy kinh doanh nhỏ và khởi nghiệp khác nhau chỗ nào, có những ưu điểm hay khuyết điểm gì?

Khởi nghiệp tự thân

Nếu so sánh, ta có thể hiểu đơn giản rằng khởi nghiệp tự thân giống như việc trồng một cái cây từ hạt giống, phải gieo hạt, vun trồng, chăm bón, bắt sâu thật kỹ lưỡng rồi mới có thể đến giai đoạn thu hoạch. Do đó, khởi nghiệp không phải là một hành trình dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền đầu tư, công chăm bón. Tất nhiên thất bại là điều rất thường xuyên, vì thế nhiều người rất e sợ khi nhắc đến hai chữ “khởi nghiệp”. Nhưng bù lại, một khi cây đã đến ngày hái quả, lợi ích thu lại được sẽ cho cả doanh nghiệp lẫn cộng đồng và xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giải quyết bài toán thu nhập không chỉ cho bản thân mà còn cho rất nhiều bên khác nữa.

Có thể liệt kê những doanh nghiệp khởi nghiệp nổi tiếng nhất mang lại nhiều giá trị cộng đồng nhất như Facebook, Google hay Apple...Họ đều phải trải qua nhiều công sức, thăng trầm mới đạt được thành tựu hiện tại.

Cần đến 5 năm để Kebab Torki có thể khởi nghiệp từ một xe bánh mì nhỏ đến doanh nghiệp được được đầu tư và cố vấn bởi đề án Vietnam Silicon Valley - VSV Startup Ecosystem.


>>> Xem thêm: Xu thế startup nổi bật 2020: Kinh doanh thức ăn - đồ uống mang đi

Kinh doanh nhỏ

Trái ngược với khởi nghiệp tự thân, kinh doanh nhỏ không đòi hỏi vốn và công chăm sóc ban đầu quá nhiều, rủi ro cũng ít hơn hẳn. Giống như một cái cây cỡ vừa, đủ để che bóng mát cho bạn ngay khi mua về.. Lợi nhuận thu được tất nhiên cũng sẽ rất nhỏ nhoi và cũng tiềm tàng rủi ro thất bại nếu bạn không có đủ kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể thử sức với những mô hình kinh doanh mới, ít mạo hiểm hơn, an toàn hơn và mang lại giá trị ngay lập tức ví dụ như nhượng quyền một thương hiệu đã trải qua giai đoạn khởi nghiệp vất vả ban đầu để có chỗ đứng trên thị trường.

Kebab Torki là thương hiệu nhượng quyền bánh mì Kebab khởi nghiệp tự thân có uy tín


>>> Xem thêm: Những kiến thức cần trang bị trước khi bắt tay kinh doanh nhượng quyền bánh mì kebab

Kinh doanh nhỏ liệu có mang lại lợi nhuận cao?

Với mô hình nhượng quyền thương hiệu ăn vặt vỉa hè Kebab Torki, việc lựa chọn kinh doanh nhỏ không có nghĩa là bạn không thể đạt được những thành công lớn. 

Thậm chí theo kinh nghiệm của mình, Kebab Torki chỉ ra rằng buôn bán hàng ăn vặt với quy mô vừa và nhỏ có nhiều khả năng thành công hơn, bởi đối tác sẽ dễ dàng tập trung phục vụ một phân khúc khách hàng theo cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Tất nhiên dù bạn chọn mô hình kinh doanh gì đi nữa cũng sẽ cần đến những chiến lược cụ thể để mang lại hiệu quả lớn hơn.

Hiểu được điều này, mô hình kinh doanh nhỏ của Kebab Torki không những hướng đến việc mang đến giải pháp kinh doanh bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ toàn diện nhất mà còn đang mở rộng và nâng cấp không ngừng hệ thống cũng như đa dạng hóa sản phẩm, từ đó tạo nên chỗ dựa vững chắc cho những đối tác muốn tham gia thị trường kinh doanh ăn vặt nhỏ lẻ nhưng lại non tay nghề.

Kebab Torki cung cấp giải pháp bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ toàn diện


>>> Xem thêm: Thị trường nhượng quyền thương hiệu F&B "rục rịch" trở lại hậu Covid-19

 

Dù kinh doanh nhỏ không “oai” như khởi nghiệp tự thân, nhưng không có nghĩa bạn không thể có được những thành công lớn nếu chọn mô hình kinh doanh nhỏ đâu đấy! Bạn có thể đọc thêm về 8X khởi nghiệp và câu chuyện thành công với 10 cửa hàng bánh mì Kebab Torki để có  thêm động lực và niềm tin nhé!

 





Trang chủ