Giá trị thương hiệu là gì?

Nhận biết được thương hiệu và tầm quan trọng của thương hiệu để kinh doanh hiệu quả


Vì “thương hiệu” là một giá trị phi vật thể nên nó tồn tại dưới dạng cảm nhận, suy nghĩ của khách hàng. “Thương hiệu” chính là dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết và ngay lập tức đưa ra đánh giá về một sản phẩm.

Thương hiệu là gì?

Để định nghĩa thương hiệu sao cho chuẩn xác nhất vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn, còn với đại đa số người tiêu dùng thì các thuật ngữ như “thương hiệu”, “nhãn hiệu” hay “sản phẩm” dường như chỉ là một. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt rất lớn, và nếu bạn muốn bắt tay vào việc kinh doanh thì việc tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của thương hiệu là rất cần thiết.

Thương hiệu hình thành như thế nào

Bạn không thể chỉ tự đưa ra một sản phẩm và gọi đó là “thương hiệu” của chính mình. Cảm nhận của khách hàng đối với một sản phẩm qua thời gian – từ đó hình thành nên thương hiệu – được xây dựng dưới những hình thức sau
  • Sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Tương tác với nhân viên/ đại diện thương hiệu
  • Các hoạt động quảng bá truyền thông
Nói một cách đơn giản dễ hình dung thì khi một sản phẩm được khách hàng tin tưởng và công nhận thì nó mới được xem là một thương hiệu.
Đơn cử như một thương hiệu bánh mì doner kebab (bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ) của Việt Nam là Kebab Torki cần phải mất 4 năm xây dựng mới có chỗ đứng trong tiềm thức của khách hàng.

thuong-hieu-kebab-torki

Thương hiệu Kebab Torki

Tầm quan trọng của thương hiệu

“Thương hiệu” là tài sản vô hình nhưng cần thiết của doanh nghiệp, cần phải được chú trọng xây dựng và gìn giữ qua thời gian. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tạo ra và thậm chí là sao chép những “sản phẩm” có tính chất và chất lượng tương đương nhau khá dễ dàng. Vì thế, “thương hiệu” chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt: “sản phẩm” là thứ mà bạn tạo ra để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nhưng “thương hiệu” là thứ sẽ khiến khách hàng quay trở lại mua tiếp “sản phẩm” của bạn chứ không phải một “sản phẩm” nào khác tương tự - và có thể bị làm nhái- trên thị trường.
Đây cũng chính là lý do tại sao những tập đoàn lớn trên thế giới mà chúng ta đều biết tên như P&G, Coca-Cola, Apple…hàng năm đều bỏ ra số tiền hàng chục triệu đô la cho các chiến dịch quảng bá và củng cố nhận diện thương hiệu của mình.

Thương hiệu mạnh là gì?

Một thương hiệu mạnh thường bao gồm:

  • Chất lượng của sản phẩm (giá trị hữu hình)

Đây là giá trị khách hàng dễ nhận thấy nhất khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó: vị ngon khi ăn uống, cảm giác thoải mái khi mặc một chiếc váy lụa…

  • Cảm xúc mà sản phẩm mang lại (giá trị vô hình)

Điều này dù mơ hồ nhưng vô cùng quan trọng trong tiềm thức khách hàng. Ví dụ, trong ngành kinh doanh ăn uống thì giá trị vô hình chính là cảm giác an tâm về nguồn gốc, xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Một hệ thống nhận diện đặc trưng

Hệ thống nhận diện bao gồm logo, tông màu, font chữ, bao bì, vật dụng, thiết kế cửa hàng... được thiết kế phù hợp để truyền tải được những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm, khiến khách hàng nhận ra một thương hiệu trong vô vàn sự lựa chọn sản phẩm.
Ví dụ: Với thương hiệu bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki, tông màu cam được sử dụng chủ đạo tạo cảm giác tươi trẻ, năng động và đáng tin cậy; bộ nhận diện thương hiệu được xây dựng chu đáo từ mũ, áo, tạp dề…để tạo ra sự khác biệt so với các xe bánh mì kebab khác trên thị trường

he-thong-nhan-dien-thuong-hieu-kebab-torki
Hệ thống nhận diện thương hiệu Kebab Torki với màu cam bắt mắt

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về  thương hiệu và tầm quan trọng của thương hiệu rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm câu chuyện thương hiệu Kebab Torki để hiểu rằng phát triển một thương hiệu cần bỏ công sức thế nào nhé.




Trang chủ